Giờ mở cửa

Từ 07h đến 17h tất cả các ngày trong tuần (Trừ ngày thứ 3, nếu thứ 3 là ngày lễ, tết thì vẫn mở cửa bình thường) |

0251.8850 023
08 36 16 16 18

KP 4, Huỳnh Văn Nghệ,
P. Bửu Long, TP. Biên Hoà

buulong.kdl@gmail.com

Menu
Địa điểm tham quan

Chùa Long Sơn Thạch Động

a/ Vị trí:

Nằm về hướng đông cụm núi Long Ẩn, từ chân núi đi lên 99 bậc thang đá đến sân chùa. Chùa Long Sơn Thạch Động tọa lạc trên một khu đất gồ ghề, có nhiều tảng đá lớn nhỏ nằm chồng lên nhau,ở độ cao 40m trong khu đất rộng khoảng 2000m2.

b/ Lịch sử xây dựng :

Chùa Hang ban đầu chỉ là một hang đá tự nhiên ăn sâu vào một tảng đá lớn, miệng rộng 1,3m nhỏ dần vào trong, hình dạng của hang giống như hàm ếch. Thấy hang có hình dáng đẹp mang một nét gì bí ẩn, linh thiêng cho nên năm 1927 ông Bảy Huê là thợ đá ở dưới núi thỉnh tượng Phật nhỏ và lư hương đặt trong hang và mỗi chiều ông đến thắp nhang, gõ mõ, cầu xin…Lâu dần theo năm tháng, khách thập phương tới dựng thêm mái che ngoài và người dân gọi tên Chùa Hang (Long Sơn Thạch Động).

Năm 1929, khách thập phương ủng hộ công của xây thêm chính điện tiếp nối với mặt trước chùa Hang (120m2) và gian nhỏ cạnh bên làm nhà bếp và nơi nghỉ ngơi.

c/ Đặcđiểm:

Vào chùa qua cửa tam quan xây bằng gạch thẻ, chính giữa có ghi chữ Hán “Long Sơn Thạch Động”

Chánh Điện: quay về hướng tây gồm 01 gian bởi 02 hàng cột xây gạch vuông, 02 mái lợp tôn. Giữa chánh điện thờ Phật Di Đà, Thích Ca, bên phải thờ Phật Chuẩn Đề, bên trái thờ ông Đạt Ma Tổ Sư, ngoài cửa thờ ông Tiêu.

Trước chùa là sân nhỏ, phía trước là tượng Quan Âm Bồ Tát (đứng cao 3,50m) tay cầm tịnh bình, tay cầm nhành dương, nước tịnh xoa để xoa dịu bớt nỗi đau chúng sanh.

Bên phải : tượng Phật Thích Ca (cao 1,10m) trên tảng đá cao, bên cạnh là tượng Di Lặc Bồ Tát (cao 1,50m) ngự trên bục đá. Trước Phật Di Lặc là miếu thờ Bà Ngũ Hành và điện Linh Sơn Thánh Mẫu trên tảng đá rất lớn.

Bên trái : trên gộp đá bên gốc cây đa lớn là tượng Thích Ca ngồi tu khổ hạnh, leo lên 24 bậc thang bằng đá là miếu thờ Bà Cửu Thiên Huyền Nữ quay về hướng Nam, trước có cây bồ đề lớn. Phía dưới là tượng Phật nằm, bên trái là ngôi Bảo tháp hình lục giác 3 tầng có 6 búp sen xung quanh, trên chóp là chữ vạn.

Phía sau chùa : về hướng bắc khoảng 50m là ngôi Long An Tự (1959)

d/ Các ngày lễ trong năm:

Trong năm chùa Hang cúng 3 lễ chính: thượng ngươn (15/1 AL), trung ngươn ( 15/7 AL), hạ ngươn (15/10 AL) và ngoài ra còn phụ lễ 9/9AL (Lễ trùng cửu), lễ 8/4 AL.

* Chùa bà Thiên Hậu: Trước đây ở phía dưới gần sông Đồng nai, sau đó được xây dựng và dời về địa điểm ngay dưới chân núi Long Ẩn. Thiên Hậu Cổ Miếu thờ Bà Thiên Hậu, ông Tổ Sư nghề đá và ông Quan Công. Cứ 3 năm vào ngày 10/6 AL Chùa Bà Thiên Hậu đáo lệ 1 lần, ngày cúng được tổ chức 3 ngày liên tục: cúng 2 mặn, 1 chay, tổ chức diễn tuồng phục vụ cho khách địa phương. Nhất là người Hoa từ TP.HCM và nhiều du khách các nơi đều tụ tập về đây.làm nên một ngày hội lớn tại Trung Tâm VHDL Bửu Long.

3/ Cụm Hồ Nước (hồ Long Vân, hồ Long Ẩn):

Cụm hồ nước nằm về hướng Đông- Nam khu thắng cảnh Bửu Long gồm hai hồ (Long Vân, Long Ẩn) là do nhân tạo nằm sát bên nhau.

* Hồ Long Ẩn nằm dưới chân núi Long Ẩn, nguyên là một hồ nước nhỏ do việc khai thác  đá trước đây đã vô hình tạo thành cùng với sự tác động của thiên nhiên như: khí hậu, mưa gió mà tạo thành…Hồ có diện tích 18,5ha, chỗ sâu nhất khoảng 20-22m, nước ở dưới dạng tồn đọng,vào mùa nắng mực nước thấp dưới 1m. Hướng đông của hồ là bức tường đá thẳng cheo leo, lồi lõm không tạo thành một hình dáng nhất định, hướng nam của hồ ít đá hơn hướng tây giáp tỉnh lộ 24, ở giữa hồ lệch về hướng tây bắc nổi lên một gộp đá lớn như một hòn đảo nhỏ trên có nhiều cây mọc xung quanh, trên mặt hồ có nhiều cồn đá lớn nhỏ nằm rải rác. Đặc biệt về hướng Tây-Nam có 4 gộp đá nối liền nhau với hình dáng rất đẹp tạo nên sự hấp dẫn với du khách như “Vịnh Hạ Long thu nhỏ”.

* Hồ Long Vân nằm ở giữa núi Long Ẩn và núi Bình Điện, mặt hồ luôn trong xanh phẳng lặng bởi vì không có đá nhô lên như hồ Long Ẩn, cho nên tạo phong cảnh sơn thủy hữu tình và rất nên thơ.

“Đồng Nai dòng nước uốn quanh

Ôm vòng Thạnh Hội, ngăn Bình Hòa thôn

Bửu Long trấn thủ một đồn

Có con lộ bóng bên cồn cây xanh

Bửu Phong cổ tự chùa linh

Đá chồng lên đá tượng hình hổ long.”

(Lương Văn Lựu)